Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

5 mẹo cực hay bảo quản đồ nội thất bằng gỗ

Dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp, sau một thời gian sử dụng vẫn sẽ bị trầy xước, ẩm mốc…Hãy thử áp dụng 5 mẹo dưới đây để bảo quản đồ nội thất bằng gỗ.
 
    Đặt ở nơi khô ráo
    Đồ nội thất bằng gỗ nếu bị đặt ở nơi độ ẩm cao hoặc bị nước vào sẽ dẫn tới tình trạng nấm mốc, mối mọt, nhanh hỏng. Nguyên nhân là bởi đa phần các loại đồ gỗ nội thất trước khi thành sản phẩm (sofa gỗ phòng khách, giường ngủ, tủ quần áo…) đều trải qua công đoạn sấy khô do đó sẽ có tính hút ẩm cao. Độ ẩm không khí phù hợp với đồ nội thất gỗ là khoảng 50%.
    Với những vùng thời tiết có độ ẩm cao (thường vào mùa mưa) sẽ gây ra các hiện tượng phổng rộp trên bề mặt gỗ dẫn đến nấm mốc hay mối mọt. Còn ở mùa khí hậu hanh khô (độ ẩm thấp) sẽ làm cho gỗ dễ bị nứt. Để bảo quản tốt đồ nội thất gỗ bạn nên đặt chúng nơi khô ráo, có thể sử dụng máy hút ẩm.


    Không đặt nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp
    Đồ gỗ nếu đặt thời gian dài ngoài trời nắng sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, nguyên nhân là bởi trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím. Vì vậy với đồ gỗ tốt nhất bạn không nên đặt ngoài trời. Trong một số trường hợp đặc biệt không thể tránh được thì bạn có thể dùng lớp phim mỏng dán trên cửa sổ hoặc sử dụng các loại vách ngăn kính cường lực, mành rèm… nhằm hạn chế tác động của tia cực tím gây ra.

    Mẹo chống trầy xước cho đồ gỗ
    Đồ nội thất gỗ nếu bị trầy xước sẽ không còn giữ được vẻ sang trọng vốn có của nó, đặc biệt là những đồ nội thất văn phòng giá rẻ. Để chống trầy xước, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:
    • Khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác tuyệt đối phải bọc kỹ các chi tiết đồ gỗ đã tháo rời bằng giấy báo hay vải mềm.
    • Khi sử dụng hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp những vật dụng dễ gây trầy xước lên bề mặt gỗ như chén, bát, đồ kim khí...
    • Đối với các đồ nội thất gỗ có diện tịch bề mặt lớn như bàn làm việc, bàn ăn, bàn trà… nên dùng một tấm kính lớn lót trên bề mặt bàn, khi cần vệ sinh chỉ cần lau lớp kính là được.
    Trong trường hợp đồ gỗ bị trầy xước bề mặt, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm xi đánh giày cùng màu với món đồ gỗ đó và đánh nhẹ lên vết trầy xước.
    Thường xuyên đánh bóng bề mặt gỗ
    Để đồ gỗ luôn mới trong quá trình sử dụng bạn nên sử dụng dầu bóng để đánh bóng bề mặt gỗ và các chi tiết khác của đồ gỗ đó. Số lần đánh bóng nên từ 3-4 lần trong một năm.
    Lưu ý khi đánh bóng:
    • Không nên đánh bóng quá mức sẽ dẫn đến trên bề mặt gỗ có một lớp mây.
    • Không pha trộn các loại dầu bóng khác nhau nếu bạn không hiểu rõ về chức năng tác dụng của từng loại dầu bóng.
    Dùng sơn để ngăn mối mọt
    Ở một số căn nhà rường ở Việt Nam với hệ thống cột, kèo, xà nhà bằng gỗ quý có tuổi đời hơn cả 100 năm, rất dễ xảy ra mối mọt. Để bảo quản các đồ gỗ này trước mối mọt, hư hại do thời tiết, người ta thường dùng sơn để sơn lên gỗ, có nơi dùng dầu nhớt để quét lên.
    Khi bạn tiến hành sơn đồ gỗ, bạn lưu ý:
    • Nên dùng giấm để lau qua trước khi sơn.
    • Sau khi sơn xong, để giúp sơn có độ bóng và chống nước sơn bong tróc, có thể dùng nước chè lau qua một lượt.
    • Việc dùng sơn thường để lại mùi khó chịu, để khử sạch mùi sơn bạn có thể dùng sữa bò đun sôi hoặc bã cà phê và bỏ chúng bên cạnh đồ gỗ khoảng 5 tiếng đồng hồ, sẽ giảm bớt được mủi rất nhiều.

    Ngoài 5 mẹo trên, để đồ gỗ luôn như mới, bạn cũng có thể dùng giẻ thấm sữa bò hoặc nước lã pha dấm hoặc nước trà đặc và lau thường xuyên lên bề mặt gỗ. Ngoài ra khi bề mặt gỗ bị bẩn có thể sử dụng giấy bạc trong gói thuốc lá để tẩy vết bẩn.
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét